Hoài niệm
Ngày 13.1, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký văn bản số 328/UBND-VX4, thống nhất chủ trương tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại 3 địa phương, gồm TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc và H.Bảo Lâm.Theo đó, thời lượng bắn không quá 15 phút. Cụ thể tại TP.Đà Lạt có 2 địa điểm bắn pháo hoa ở khu vực tiểu công viên trước công viên Yersin và điểm du thuyền hồ Xuân Hương gồm 240 giàn. Cả hai địa điểm này đều cạnh bờ hồ Xuân Hương.Ở TP.Bảo Lộc, điểm bắn pháo hoa tại khu vực cầu Trắng (hồ Đồng Nai), đường 28/3 với 120 giàn. Còn tại H.Bảo Lâm điểm bắn pháo hoa lúc giao thừa tại sân vận động Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao H.Bảo Lâm với 150 giàn.Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, kinh phí bắn pháo hoa nổ đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 do các địa phương sử dụng từ nguồn xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước.Nhà đầu tư mở hàng năm mới tưng bừng, hơn 21.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin do thời điểm hiện nay rất thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.Theo ghi nhận từ Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, đầu năm 2025, số lượt khách hàng đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động trước những thông tin về dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm, với 3-5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1). Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. WHO thông báo, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70-80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80-90%. Tính riêng với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, tiêm vắc xin có thể giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, giảm 58% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm 70% tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Theo bác sĩ Lê Thanh Khôi, Trưởng hội đồng y khoa, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cúm gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. “Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt”, bác sĩ Khôi nhấn mạnhThông thường, cúm thường diễn biến biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn.
Tân HLV của PSG hé lộ về số phận của Neymar
Chiều 18.2, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), nhằm chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Theo đó, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất dừng tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX không thời hạn; tiếp tục tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX có thời hạn (còn hiệu lực trong vòng 15 ngày).Đối với việc tổ chức các kỳ sát hạch cấp GPLX theo kế hoạch trong tháng 2.2025 của Sở GTVT, Sở sẽ bám sát chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh kế hoạch sát hạch trong tháng 2.2025 cho phù hợp.Đối với công tác bàn giao nhiệm vụ, Sở GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc bàn giao theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình bàn giao.Thời gian qua, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa đã có các buổi làm việc với Công an tỉnh Khánh Hòa về việc bàn giao nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX giữa Sở GTVT và công an tỉnh nhằm đảm bảo việc bàn giao tiếp nhận được thuận lợi đúng với tinh thần chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh. Tuy nhiên, đối với việc chuyển giao nhiệm vụ và bàn giao hồ sơ, dữ liệu, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về sát hạch, cấp GPLX có một số vướng mắc. Cụ thể, khối lượng các công việc liên quan rất lớn, nhân sự thực hiện nhiệm vụ hạn chế (Sở GTVT chỉ bố trí được 1 công chức, 1 hợp đồng in GPLX để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX) nên 2 nhân sự trên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa thực hiện nhiệm vụ bàn giao do đó việc bàn giao là hết sức khẩn trương theo chỉ đạo của Cục Đường bộ Việt Nam (dự kiến trước ngày 19.2.2025). Việc các cơ sở đào tạo đã đăng ký lịch thi sát hạch lái xe, các hồ sơ tiếp nhận thi phục hồi GPLX (GPLX quá thời hạn sử dụng) tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và đã hẹn người dân sát hạch trong tháng 2.2025; nếu ngừng sát hạch sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Bên cạnh đó, việc người dân đổi GPLX các hạng tăng đột biến trong thời gian vừa qua dẫn đến sự quá tải tại bộ phận chuyên môn của Sở. Đồng thời chưa có thời gian chính thức về việc kết thúc nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp GPLX (thời gian dừng tiếp nhận hồ sơ, thời gian dừng ký giấy phép lái xe) nên việc thực hiện nhiệm vụ của Sở GTVT hết sức bị động.
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
David Beckham lo lắng thời hậu ‘cơn sốt vàng’ Messi: ‘Chuyện gì sẽ xảy ra?’
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay.